CƠ SỞ TRỐNG LÂM YÊN

Làng Trống Lâm yên 2

Chuông trống bát nhã (1)

Cơ Sở Sản Xuất: Làng Trống Lâm Yên – Ấp Nam – Đại Minh – Huyện Đại Lộc – Quảng Nam
Website: www.tronglamyen.com
Email: tronglamyen@gmail.com
Điện Thoại: 0978 343 113
Chuyên:  cung cấp sĩ & lẻ

  • Tất cả các loại trống, trống bát nhã, trống chùa,trống nhà thờ, đình làng, trường học.
  • Mõ tụng kinh
  • Chuông chùa
  • Nội thất nhà chùa, nội thất nhà thờ
  • BẢNG GIÁ TRỐNG & MÕ TỤNG KINH
    1 TRỐNG BÁT NHÃ (70×140) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    2 TRỐNG BÁT NHÃ (80×140) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    3 TRỐNG BÁT NHÃ (90×170) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    4 TRỐNG BÁT NHÃ (100×170) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    5 TRỐNG BÁT NHÃ (110×190) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    6 TRỐNG BÁT NHÃ (120×190) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    7 TRỐNG BÁT NHÃ (130×190) GỖ SAO XANH Giá xin liên hệ
    8 GIÁ TRƠN 70 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    9 GIÁ TRƠN 80 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    10 GIÁ TRƠN 90 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    11 GIÁ TRƠN 100 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    12 GIÁ TRƠN 110  GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    13 GIÁ TRƠN 120 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    14 GIÁ TRƠN 130 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    15 GIÁ CHẠM 70 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    16 GIÁ CHẠM 80 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    17 GIÁ CHẠM 90 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    18 GIÁ CHẠM 100 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    19 GIÁ CHẠM 110 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    20 GIÁ CHẠM 120 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    21 GIÁ CHẠM 130 GỖ DỔI Giá xin liên hệ
    22 BỘ TRỐNG NHÀ THỜ
    – 1 trống ghép(54×80).
    – 1 chiêng 6kg.
    – 1 trống lịnh. 
    – 1 kiễng. 
    GỖ MÍT Giá xin liên hệ
    23 TRỐNG TRƯỜNG HỌC(54×80) GỖ MÍT Giá xin liên hệ
    24 MỎ TỤNG KINH 50 (GỖ MÍT) GỖ MÍT Giá xin liên hệ
    25 MỎ TỤNG KINH 60 (GỖ MÍT) GỖ MÍT Giá xin liên hệ

    Theo con cháu họ Phan tại thôn Ấp Nam ngày nay, nghề làm trống Lâm Yên được cha ông họ mang vào làng từ gần 200 năm trước. Ông tổ nghề làm trống Lâm Yên là Phan Công Thiên, gốc gác từ Hải Dương trên đường vào nam đã dừng lại trên đất miền trung Lâm Yên và mưu sinh bằng nghề này, nay thuộc thôn Ấp Nam, Xã Đại Minh, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam. Đã qua 6 đời, các thế hệ người tộc Phan tiếp nối nhau giữ nghề làm trống Lâm Yên trong sự tự hào với câu nói “ nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều”

Chính vì vậy, trống Lâm Yên không những lan tỏa ở miền trung, mà thương hiệu trống Lâm Yên đã được phủ khắp cả nước. Hầu hết các chùa chiềng trên khắp cả nước đều có âm hưởng của Trống Lâm Yên
Những chiếc trống đã trở thành thương hiệu riêng cho làng trống Lâm Yên. Tiếng trống giòn tan, âm vang vương xa.

Làng Trống Lâm yên 1

Cách làm ra một chiếc trống Lâm Yên?
Để có được một chiếc trống hay và đẹp thì phải hội tụ được rất nhiều yếu tố
1. Chọn dăm trống
Phải chọn từ gỗ mít, gỗ mít phải lâu năm, có nhiều ròng thì mới tạo ra được âm vang và trống mới đẹp, Dăm trống phải đều, và được ghép khít để có không cho hơi thoát ra ngoài khi đánh trống.
2. Chọn da trống
Phải chọn da từ những con trâu đực, lâu năm, không bị bệnh tật và đặt biệt không bị ương.
Và phải gọt cho mặt da đúng kỹ thuật, phải lấy tâm trống làm chuẩn, tâm trống phải dày, chung quanh tâm trống phải được gọt thật mỏng để tạo độ vang.
3. Công đoạn làm trống
Miệng trống làm sao phải thật tròn, phơi mặt trống ngoài nắng ở nhiệt độ cho phù hợp để làm khô mặt trống.
Cách rán trống phải đúng kỹ thuật thì mới tạo được âm thanh như ý muốn và trống không bị hồi
Chọn những cây đinh tre thật già và chắc, được ngâm nước kỹ trước khi đóng đinh tre vào dăm trống, đinh tre sẽ không bị mọt. Khi mồi đinh thì phải mồi thật đều và thẳng hàng để nhìn có nghệ thuật

Có những loại trống nào?
Có hay loại cơ bản là Trống dắm liền (hay còn gọi là dăm luôn – Trống Bát Nhã) và Trống dăm ghép.
Trống dăm liền là dăm trống được tạo từ những cây cổ thụ có từ hàng trăm năm tuổi trên rừng, khoắt rỗng, rồi bị da hai mặt, dăm trống đường kính từ khoảng 0,5m đến 2m, mặt trống từ 0,6 – 2m yêu cầu của người sử dụng.
Trống dăm luôn có nhiều loại: trống chùa, trống nhà thờ, trống đình, trống công phu, trống lịnh, trống nhạc.
Trống dăm ghép là dăm trống được ghép từ những thanh gỗ mít, ghép lại với nhau, trống đường kính từ 0,3m đến 2m tùy yêu cầu của người sử dụng.
Trống dăm ghép có những loại như trống nhà thờ, trống trường, trống nhạc, trống hội đình.

Cách chọn một chiếc trống đẹp?
Dăm trống phải đẹp, không bị mọt ăn, dăm phải có nhiều ròng, mặt trống phải tròn, dăm trống phải có độ bầu cong, da trống phải đen, không có màu trắng, màu trắng chứng tỏ là mặt trống đang ở phần da bụng của con trâu khi đánh dễ bị thủng, đinh trống phải làm bằng đinh tre để có thể tái sử dụng trường hợp bịt lại, không được đóng đinh sắt làm hỏng dăm trống.

Kích thước một chiếc trống Trống Bát Nhã
Trống có đường kính 0.7m X 1.3m

Trống có đường kính 0.8m X 1.4m

Trống có đường kính 0.9m X 1.6m

Trống có đường kính 1m X 1.7m

Trống có đường kính 1.2m X 1.8m

Trống có đường kính 1.4m X 1.8m

Giá trống được chạm trổ tinh xảo

Làng Trống Lâm yên 2

TRỐNG BÁT NHÃ – ĐƯỜNG KÍNH 80CM X DÀI 140CM

trống chùa 0004

TRỐNG BÁT NHÃ – ĐƯỜNG KÍNH 130CM X DÀI 170CM

Trống dăm ghép
Trống có đường kính 0.5m X 0.7m
Trống có đường kính 0.6m X 0.9m
Trống có đường kính 0.7m X 1m1

Làng Trống Lâm yên

Trống dăm ghép được CƠ SỞ TRỐNG LÂM YÊN

Cách bảo dưỡng một chiếc trống để dùng được lâu?
Khi đánh trống thì phải đánh vào trọng tâm của trống, được các nghệ nhân vẽ trên mặt trống
Vì khu vực đó họ để da dày và độ đàn hồi được cân bằng nhất. đánh vào mép trống thì trống sẽ bị thủng.
Khi không dùng thì bọc vào bao ni lông, treo lên ở nơi không ẩm ướt
Hạn chế gõ lên dăm trống. vì dễ làm hở mặt da trống.

Chuông trống bát nhã (7)

TRỐNG BÁT NHÃ – ĐƯỜNG KÍNH 90CM – DÀI 170CM

Địa chỉ liên hệ

CƠ SỞ TRỐNG LÂM YÊN

Địa chỉ: Làng Trống Lâm Yên,Thôn Ấp Nam, Xã Đại Minh, Huyện Đại Lộc, Tỉnh Quảng Nam
Website: www.tronglamyen.com
Email: tronglamyen@gmail.com
Điện Thoại: 0978 343 113
Chuyên cung cấp sĩ và lẻ
– Làm tất cả các loại trống, trống nhà chùa, trống nhà thờ, trống đình, trống hội làng, trống trường, trống lân
– Cung cấp chiêng
– Cung cấp Mõ tụng kinh
– Cung cấp chuông chùa
– Nội thất nhà chùa, nội thất nhà thờ

Theo CƠ SỞ TRỐNG LÂM YÊN

Gìn giữ làng nghề truyền thống làng trống Lâm Yên

Làng trống Lâm Yên

Có câu “Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều”- đó là câu ca truyền miệng quen thuộc của giới buôn trống khi nói về chất lượng và vị thế nghề trống Lâm Yên hơn đã tồn tại hơn 200 năm tuổi ở thôn Ấp Nam, xã Đại Minh. Thế nhưng, trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, nét độc đáo của làng nghề truyền thống vẫn được những thế hệ con cháu của làng gìn giữ và lưu truyền như muốn níu giữ một chút gì có của tổ tiên. Tuy nhiên, hiện nay với xu thế hội nhập thi trường, chạy theo giá cả trống Lâm Yên gần như đứng trước nguy cơ bị mai một, không còn giữ được vị thế nổi tiếng cả nước vốn có như ngày nào.
0008_trong_chua_tronglamyen
Theo con cháu họ Phan tại thôn Ấp Nam, xã Đại Minh cho biết làng nghề làm trống Lâm Yên được cha ông họ mang vào làng từ gần 200 năm trước. Ông tổ nghề là Phan Công Thiên, gốc gác từ Hải Dương, trong cuộc “ Trịnh – Nguyễn phân tranh, trên đường “nam tiến” ông đã dừng lại trên đất Lâm Yên và mưu sinh bằng nghề này. Trải qua khoảng thời gian dài hiện nay tộc Phan tại đây đã có 7 đời làm trống, các thế hệ người tộc Phan cứ thế tiếp nối nhau giữ lửa cho nghề trong sự tự hào về ông bà tổ tiên.
Sở dĩ trống Lâm Yên được đánh giá cao là vì mỗi chiếc trống đều cho ra một âm thanh cực chuẩn. Vì để cho ra đời một chiếc trống như (trống chầu, trống lịch, trống lân, trống chiên, trống chùa…) thì đòi hỏi người thợ làm trống phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Được biết, công đoạn đầu tiên là việc chọn gỗ, đối với những loại trống to thì cây gỗ phải lấy từ rừng núi xa có khi vào tận Gia Lai, Đắc lăk còn đối với trống trung và nhỏ thì dăm trống được chọn phải là gỗ mít. Gỗ mít sau khi phơi khô thì được người thợ bỏ mực, cưa xẻ theo chiều cong của dăm tuỳ theo kích thước của người đặt trống mà độ cong của dăm trống khác nhau. Sau đó, dăm trống được bào nhẵn, tre được vót tròn nhọn làm niềng trống, dọn miệng phẳng. Tiếp đến là mua da trâu về căng ra phơi cho khô, cắt da trâu theo chiều dài kích cỡ của miệng trống rồi ngâm vào nước lạnh từ 2 đến 3 ngày, sau đó vớt ra thuộc mỏng rồi đặt lên bịt vào và đóng chốt thành mặt trống. Cách làm da có thể mỗi thời mỗi khác nhưng chiếc trống Lâm Yên đặc biệt ở chỗ, da trâu sau khi được phơi khô với độ “chín” vừa phải sẽ được bào, gọt bằng tay hết sức cẩn thận. Không những vậy, để trống cho âm chuẩn người thợ phải bào da sao cho chính giữa mặt trống là nơi dày nhất và giảm dần độ dày ra tận đai, niềng trống. Ngoài tạo âm, việc gọt da trâu trước khi căng cũng là một bí quyết để làm nên chiếc trống Lâm Yên có tuổi thọ cao hơn so với trống của các địa phương khác. Những kỹ thuật này đều dựa vào cảm tính, kinh nghiệm nên cha con, anh em – những người có điều kiện gần gũi sẽ dễ truyền nghề cho nhau hơn.
Theo nhiều thợ làm trống Lâm Yên, để tạo nên “hình dáng” rắn chắc của một chiếc trống tốt thì phụ thuộc vào công đoạn làm tang trống còn để tạo nên “linh hồn” một chiếc trống thì quyết định vào công đoạn căng da trống. Đây cũng chính là giai đoạn công phu nhất và là khâu quyết định “số phận” của mỗi chiếc trống, chỉ cần sơ suất nhỏ có khi phải bỏ luôn cả bộ da trâu đắt tiền.
Bên cạnh đó, nghề làm trống đòi hỏi ở người thợ phải có tính cần cù, nhẫn nại, chịu khó và cả khéo tay từ khâu bắt đầu đến khi hoàn thành sản phẩm. Mỗi chiếc trống làm ra đều có quy cách và kích cỡ nhất định theo từng loại. Những chiếc trống có kích cỡ trung bình thường đường kính mặt trống từ 20 – 50 cm, người thợ phải mất từ 2 – 4 ngày. Còn những trống lớn từ có đường kính đến hàng trăm cm thì phải mất khoảng gần nửa tháng đến một tháng. Mỗi sản phẩm làm ra đòi hỏi kĩ thuật rất cao như chất liệu đảm bảo độ bền, độ vang của trống, dăm trống phải bằng gỗ mít, mặt trống bằng da trâu chứ không bằng chất liệu nào khác…
Được biết, mỗi nămlàng trống Lâm Yên chỉ làm 2 vụ, bắt đầu từ Tết đến thanh minh và từ hè đến trung thu đó là những mùa lễ hội. Sản phẩm làm ra chủ yếu là trống trung dễ bán chủ yếu dùng trong các dịp tế lễ, mùa tựu trường và tết trung thu, mỗi chiếc có giá từ 2 – 5 triệu… còn trống đại được dùng cho lễ hội và bán cho một số ngôi chùa lớn. Được biết, hiện nay cơ sở làm trống của anh Phan Văn Hiệp đang tiến hành làm chiếc to nhất từ trước đến giờ, đường kính hàng trăm cm với giá gần 300 triệu theo đơn đặt hàng của chùa Quan thế âm ( Đà Nẵng), dự kiến chiếc trống này hoàn thành sẽ trở thành chiếc trống to kỉ lục của làng từ trước đến nay.
Nét đep và độc đáo trong mỗi linh hồn của trống Lâm Yên là vậy nhưng những năm gần đây làng trống đang dần đứng trước nguy cơ mai một, nhiều gia đinh không còn mặn mà với nghề khi đầu ra của trống quá bấp bênh. Nếu như trước đây, cả làng Lâm Yên có hơn 20 gia đình làm trống với số lượng lên đến hai ngàn chiếc mỗi năm thì nay chỉ còn khoảng chưa đến 10 hộ gia đình tsản xuất nhưng cũng chỉ cầm chừng. Trước nguy cơ mai một làng nghề năm 2009, các nghệ nhân làm trống của làng đã lên phương án vực dậy và truyền lửa vào làng nghề bằng cách thành lập Hợp tác xã Làng nghề Trống Lâm Yên, nhưng cũng chỉ ở mức độ trung bình. Đến năm 2012, Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Đại Lộc đã quyết định hỗ trợ Hợp tác xã trống Lâm Yên 50 triệu đồng để đầu tư cơ sở sản xuất nhằm bảo tồn nét đẹp làng trống nhưng đến nay mọi việc vẫn không mấy khả quan.
Được biết, thị trường tiêu thụ trống Lâm Yên chủ yếu là các địa địa phương trong huyện Đại Lộc và các Duy Xuyên, Điện Bàn, Đà Nẵng còn những thị trường xa khác hầu như đã bị mất hoàn toàn. Để duy trì làng nghề, ngoài việc sửa chữa, thay da mặt trống… một số hộ cũng đã chuyển hướng sang sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: Lục bình, mõ, đèn tạ giả gỗ …cũng là cách để nuôi dưỡng, níu giữ làng nghề. Giống như số phận nhiều làng nghề khác khác ở Quảng Nam, nguy cơ mai một thất truyền làng nghề trống từng vang bóng một thời với câu khẩu ngữ “Trống Lâm Yên, Chiêng Phước Kiều” là hoàn toàn hiện hữu. Hiện tại người dân làng nghề chưa thể sống được với nghề của mình.
Đất nước ngày càng phát triển, xã hội ngày một văn minh thì con người cần những nhu cầu về vật chất, tinh thần lẫn nhu cầu về văn hoá, những giá trị văn hóa xưa dần dần được con người phục dựng và trả lợi vị trí ban đầu thì không thể không nói đến các hình thức lễ hội, nghệ thuật, diễn xướng rồi các dịp lễ hội, tựu trường, tang ma, tế lễ … thì làm sao lại thiếu tiếng trống chầu, trống lịnh hay trống chùa. Vậy nên cần có những biện pháp, chính sách căng cơ hữu hiệu để duy trì và níu giữ làng nghề, để những tinh hoa nghệ thuật của những thế hệ đi trước vẫn lưu truyền và được các thế hệ sau tiếp bước và phát huy.

Theo Bich Lieu dailocrt

Khúc ‘vĩ thanh’ làng trống Lâm Yên

img_7491

Trống Lâm Yên

img_7491 Đã có một thời những chiếc trống của dòng họ Phan ở làng trống Lâm Yên (Đại Lộc, Quảng Nam) theo chân các nhà buôn “Nam tiến”. Đã có một thời người ta truyền nhau câu ví: “Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều”… Nhưng nay, thứ nghề nổi danh xứ Quảng sắp biến mất. Lâm Yên là địa danh ngày trước, còn theo địa giới hành chính ngày nay thì gồm thôn Ấp Nam, Ấp Trung và Ấp Bắc. Nghề làm trống chỉ thật sự tồn tại ở Ấp Nam với những người họ Phan gắn bó với nghề. “Nhất trống Lâm Yên…”

Đa phần các hộ làm trống ở Ấp Nam hiện nay là người họ Phan. Chỉ cần nhắc đến dòng họ này, người dân nơi đây liền liên tưởng ngay đến những người suốt ngày “khoai chiêng, gõ trống”, làm nên thứ âm thanh đặc trưng không thể lẫn so với những làng quê khác.

Những người trong dòng họ Phan sau này kể lại, một người của dòng họ đã ra Bắc học nghề làm trống, rồi trở về quê hương truyền thụ lại với mong muốn thế hệ hậu sinh không còn phải vất vả với nghề nông cực khổ. Nghề làm trống tất bật nhất từ tháng giêng đến tháng 8 âm lịch, để phục vụ các lễ hội dân gian, mừng xuân, mùa tựu trường, tết Trung thu… Ban đầu, người làm nghề phải lên núi tìm mua những cây mít già, đem về xẻ thành những chiếc dăm cong cong, theo quy cách của từng loại trống lớn, nhỏ. Tiếp theo, chọn những con trâu già để lấy da căng ra, phơi khô, rồi mang đi ngâm nước. Sau khi ngâm một thời gian, da được khoan (bào) để bỏ đi những phần thừa, chỉ còn lại một độ dày nhất định để bịt trống. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Hiện, công nghệ thuộc da phát triển nên bớt đi phần nào vất vả của nghề làm trống. Để có chiếc trống hoàn chỉnh, còn phải tiến hành các bước ghép dăm, bịt da, đóng đinh, gia công, bào nhẵn, sơn phết… Ngày trước, nghề làm trống hầu như không truyền ra ngoài dòng họ Phan. Sau này, do thu nhập mang lại từ nghề này không nhỏ nên nhiều người không phải dòng họ Phan cũng tìm tòi theo nghề. Vào thời kỳ “hoàng kim” của nghề này, dân buôn trống tìm đến tận Lâm Yên để thu mua. Buôn trống có “máu mặt” phải kể đến ông Tào Niên, một mình lặn lội gánh trống đi bán ở khắp các chùa, nhà thờ tộc trong tỉnh. Sau này có thêm các ông Huỳnh Tùy, Trần Yến, Hồ Lập… sử dụng các loại phương tiện đường dài để chở trống vào các tỉnh phía Nam tiêu thụ. Trống Lâm Yên được bán kèm theo các sản phẩm như: chiêng, hồng chung, chuông, áo mão, hia, cờ… của làng đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn), nên sau này người ta truyền nhau câu: “Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều”. Nghề làm trống giúp người dân nơi đây dần thoát khỏi khó khăn, lạc hậu và trở thành điểm sáng của huyện Đại Lộc trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp kết hợp thủ công nghiệp. Khúc vĩ thanh Ông Ngô Tân, một nghệ nhân làm trống Lâm Yên, cho biết nghề làm trống đang mai một dần, lợi nhuận thấp khiến nghề buôn trống cũng ngày càng thất bát. Giờ đây, cả dòng họ Phan chỉ còn lại lại ông Phan Văn Mười, Phan Văn Lâm trụ lại với nghề, nhưng cũng thấy ngán ngẩm về đầu ra của sản phẩm. Họ còn làm trống một phần vì kế sinh nhai, một phần muốn níu kéo lại thứ nghề tổ truyền qua bao đời nay. Ông Phan Văn Mười, Chủ nhiệm HTX Làng nghề thủ công mỹ nghệ trống Lâm Yên, một nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Bàn tay vàng, cho biết : “Khó khăn lớn nhất của làng trống Lâm Yên bây giờ là đầu ra cho sản phẩm. Sản phẩm trống chỉ có thể tiêu thụ ở một số nơi chứ không còn phổ biến như trước. Khách hàng ít ỏi còn lại của làng trống Lâm Yên là trường học, các gia tộc, lễ hội. Có lẽ chỉ không lâu nữa, khi những nghệ nhân như ông Mười, ông Lâm bỏ nghề vì tuổi cao, sức yếu, làng Lâm Yên sẽ gióng lên những tiếng trống cuối cùng để báo hiệu nghề này đã chấm dứt. Theo

www.baodatviet.vn

Trống Lâm Yên

Làng Trống Lâm Yên

0001_trong_chua_trong_lam_yen

Làng Trống Lâm Yên

TTCT – Cho đến nay dòng họ Phan ở làng Lâm Yên, nay là thôn Ấp Nam, xã Đại Minh (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), đã có bảy đời làm nghề trống.

01p7oovr8c

Sau khi hoàn thành một chiếc trống, người thợ phải đánh vài hồi trống để thẩm âm

Theo con cháu trong dòng họ này, cách đây hơn 200 năm, ông Phan Công Thiên từ Hải Dương theo đoàn người di dân vào khai phá miệt vườn ở Quảng Nam đã dừng chân tại Lâm Yên lập dòng họ và phát triển làng nghề làm trống trên mảnh đất này. Từ đó đến nay đời sau tiếp nối đời trước, con cháu dòng họ Phan đã mang tiếng trống đến với nhiều vùng trên cả nước, làm nên thương hiệu trống Lâm Yên.

Người dân xứ Quảng vẫn còn lưu truyền trong dân gian câu nói “Trống Lâm Yên, chiêng Phước Kiều” để chỉ sự nổi tiếng của làng làm trống bậc nhất miền Trung. Hiện có hơn 20 hộ gia đình trong dòng họ Phan đang giữ nghề của tổ tiên để lại.

Sở dĩ làng trống Lâm Yên sống được và trở thành thương hiệu từ xưa đến nay là nhờ vào chất lượng âm thanh và độ bền của trống. Ông Phan Văn Mười, chủ nhiệm Hợp tác xã làng nghề thủ công mỹ nghệ Lâm Yên, cho biết một cái trống được gọi là hoàn hảo phải đạt yêu cầu vừa tròn đẹp vừa có tiếng kêu hay.

Trống chầu (trống lớn nhất) phải lấy cho được tiếng “bầm”, còn các loại trống nhỏ phải lấy cho được tiếng “tang”. Và để làm được một chiếc trống như vậy đòi hỏi người thợ phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, tỉ mỉ từ khâu chọn lựa đến khâu bịt trống.

Mùa đắt khách của nghề trống là vào tháng 3 và tháng 8 âm lịch. Hai tháng này có nhiều lễ cúng tế nên nhiều người đến đặt trống. Không chỉ tiêu thụ trong tỉnh, trống Lâm Yên đã vươn ra các thị trường khác như Đà Nẵng, Quảng Ngãi và nhiều tỉnh thành.

022k8u6gto

Trải qua bảy đời làm trống với bao nhiêu thăng trầm, con cháu dòng họ Phan ở Lâm Yên vẫn sống được bằng nghề của tổ tiên. Hiện nay thợ làm trống của dòng họ Phan có thể chế tác 12 loại trống, trong đó nổi tiếng là trống chầu, trống lệnh, trống lân, trống chiên, trống chùa

032cbkpfvh

Ông Nguyễn Ánh Chín (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) vừa mua chiếc trống chầu dăm ghép Lâm Yên trị giá 1,2 triệu đồng để phục vụ trong các buổi lễ của dòng họ

04ocae5mej

Do sự phát đạt của nghề này nên nhiều người ngoài dòng họ Phan đã xin vào học về mở xưởng, nâng tổng số hộ làm trống ở Lâm Yên lên gần 40 hộ. Trong ảnh là anh Ngô Tân, một thợ mộc mới chuyển sang làm trống, đang làm chiếc trống chầu dăm liền cỡ lớn

05zjqo9kxo

Giậm đạp để căng da trống

06iqzvcxgj

Đóng từng cọc tre vào khung trống để giữ cho mặt trống cố định, không bị bong tróc khi đánh

07yiyykych

Lớp lông trâu trên mặt trống được cạo để tạo mặt trống nhẵn và tiếng trống vang hơn

08jjaezerp

Giờ đây khi những “cây cổ thụ” của dòng họ đã đến tuổi cổ lai hi, từng lớp trẻ của dòng họ Phan tiếp tục được ông cha truyền lại nghề làm trống của tổ tiên đã có từ lâu đời. Trong ảnh là ông Phan Văn Hai, 62 tuổi, người lớn tuổi nhất của dòng họ, dạy các cháu làm trống

Làng Trống Lâm Yên

Theo tuoitre.vn